Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Cấm bán nhà chung cư xuống cấp là làm khó dân

Mặc dù ngân hàng hạ lãi suất cho vay về mức 14% nhưng giới đầu tư bất động sản vẫn khoanh tay đứng ngoài thị trường . Bởi họ cho rằng đi vay lúc này để đầu tư là không hiệu quả.

Dân đầu tư ngóng lãi suất giảm dưới 10% 


Liên tiếp trong vòng 3 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định hạ trần lãi suất huy động từ mức 13%/năm xuống còn 11%. Lãi suất cho vay theo đó cũng được hạ mức 16-17%/năm xuống còn 13-14%/năm. 

Tuy nhiên, mặc dù đã giảm lãi suất nhưng diễn biến giao dịch trên thị trường vẫn hết sức chậm chạp do giới đầu tư vẫn đang đứng ngoài thị trường.

Chị Phạm Nguyệt Nga văn phòng nhà đất Phát Lộc (Lê Văn Lương, Hà Đông) cho biết, động thái hạ lãi suất chỉ tác động đến những người đang có tiền gửi tiết kiệm để chờ mua nhà. Còn nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn tỏ ra rất thận trọng bởi mức lãi suất cho vay 14% vẫn quá cao. Hơn nữa, thủ tục xin vay vốn khá ngặt nghèo khiến người mua khó tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.

“Trong vài tuần qua, văn phòng Phát Lộc cũng giao dịch thành công một số căn hộ chung cư đã đi vào sử dụng có giá trị tầm 1,8-2 tỷ đồng/căn. Đối với phân khúc đất nền dự án, lượng người hỏi thông tin để nghe ngóng thì rất nhiều nhưng giao dịch thành công rất ít ” chị Nga cho biết.

Ông Nguyễn Đức Chính – nhà đầu tư cho rằng, đứng dưới góc độ nhà đầu tư đi vay để đầu tư bất động sản với lãi suất tầm 14% là không thấy không hiệu quả. Với lãi suất vay như thế, một căn nhà hiện nay đầu tư khoảng tầm 5 tỷ đồng, một tháng sẽ phải trả lãi vay hơn 10 triệu đồng. Trong khi thị trường chưa có tín hiệu rõ ràng để khởi sắc.

“Tôi cho rằng, với lãi suất huy động từ ngân hàng khoảng 6-8%/năm, cho vay ra từ 10-11%/năm thì việc vay đầu tư bất động sản sẽ hiệu quả hơn” ông Chính nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo ông Chính, suốt năm 2011 hết quý I năm 2012, thị trường nhà đất rơi vào tình trạng đóng băng và mặt bằng giá đã giảm tới 40%. Đây là 1 cú sốc rất nặng đối với thị trường, vì vậy tâm lý chung nhà đầu tư rất dè dặt và thận trọng hơn rất nhiều. Lúc này, chỉ những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, không phụ thuộc vốn vay ngân hàng thì khi lãi suất giảm, người ta sẽ tìm dự án để mua vào. Ngược lại, với những người phải đi vay vốn để đầu tư thì sẽ không đầu tư lúc này. 

Thị trường kỳ vọng sẽ khởi sắc

Trong khi giới đầu tư tỏ ra khá thận trọng thì trong báo cáo phân tích của các công ty nghiên cứu thị trường có phần lạc quan hơn. Theo báo cáo mới nhất của công ty Knight Frank Việt Nam, năm 2012 đã chứng kiến nhiều tin tức tích cực hơn tiêu cực, chẳng hạn như sự phục hồi của thị trường chứng khoán, áp lực lạm phát giảm cùng với ba đợt cắt giảm lãi suất trong vòng ba tháng.

Bên cạnh đó, sự quản lý chặt chẽ trong kinh doanh vàng, xu hướng giảm lãi suất tiền gửi ngân hàng và với lợi nhuận thu được từ thị trường chứng khoán, động lực đang bắt đầu chuyển hướng và thị trường bất động sản một lần nữa lại được thắp sáng.

“Thời gian vừa qua, rất nhiều các chủ đầu tư, nhà đầu tư và người mua giàu kinh nghiệm đã ngồi bên lề quan sát thị trường một cách thận trọng và đến thời điểm hiện tại, họ cho rằng đây là thời cơ thích hợp để trở lại với cuộc chơi bất động sản” ông John D. Gallander giám đốc Knight Frank cho biết

Nhiều chuyên gia cho rằng, với việc cắt giảm lãi suất được dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra đến hết năm 2012, thị trường bắt đầu có lại niềm tin. Nếu như nền kinh tế toàn cầu từ nay đến cuối năm không có bất kỳ cú sốc khó chịu nào nữa cùng với tỉ lệ lạm phát ổn định, thị trường bất động sản sẽ khởi sắc trở lại. 


Theo VnMedia


Vn Bất Động Sản

Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đón dòng tiền mới

Gần 2 năm qua, sự khó khăn của nền kinh tế nói chung và sự “tuột dốc không phanh” của thị trường địa ốc nói riêng đã khiến bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng trở thành món hàng xa xỉ, khi các nhà đầu tư bất động sản thứ cấp phải vật lộn với những danh mục đầu tư mất thanh khoản.
Thế nhưng, từ cuối tháng 4/2012, các chủ đầu tư dự án đã thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông - marketing và bán hàng trở lại. Hai lý do chính khiến các dự án không thể “ngủ” mãi là lượng vốn chôn vào dự án không ít cùng động thái đón đầu nguồn vốn đầu tư khi các ngân hàng nới tín dụng cho các khoản vay bất động sản. 

Venesia Nha Trang, dự án đô thị du lịch, nghỉ dưỡng 150 ha tại tỉnh Khánh Hoà cuối tuần qua đã mở bán đến khách hàng Hà Nội hạng mục biệt thự khoáng nóng Venesia Onsen Villas với mức giá 8 triệu đồng/m2, “mềm” hơn nhiều so với mức giá 20 triệu đồng/m2 dự kiến 1 năm trước đây. Người mua biệt thự được thanh toán kéo dài trong 18 - 24 tháng, cùng cơ hội hưởng mức chiết khấu lên đến 14,53% dành cho những khách hàng đầu tiên ký hợp đồng. Sau 24 tháng, nếu công tác xây dựng và hoàn thiện được hoàn tất, khách hàng có nhu cầu muốn cho thuê lại, chủ đầu tư sẽ cam kết lợi nhuận thu được là 200 triệu đồng trong 2 năm (áp dụng đối với khách hàng hoàn thiện nhà trước ngày 31/5/2014). 

Từ cuối tháng 4/2012, Công ty cổ phần Đầu tư Thăng Long Xanh đã ra mắt nhà mẫu Điền Viên Thôn, phân khu trong quần thể Dự án biệt thự nghỉ dưỡng Zen Resort (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội). Phân khu Điền Viên Thôn gồm 66 căn biệt thự được thiết kế theo lối kiến trúc 3 gian. Mỗi căn có diện tích 80 m2, nằm trong khuôn viên rộng 250 - 600 m2. Hiện tại, sản phẩm tiêu chuẩn của Điền Viên là biệt thự xây thô hoàn thiện mặt ngoài trên 250 m2, đất sổ đỏ lâu dài với giá từ 900 triệu đồng/căn. Ngoài ra, còn có các gói hoàn thiện cao hơn để khách hàng sử dụng và chủ đầu tư cũng cam kết mức thu nhập tối thiểu khi cho thuê lại biệt thự.

Đầu tháng 5/2012, Tập đoàn Tuần Châu và Jen Capital (đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghiệp, tiêu dùng và bất động sản Chiaphua - Hồng Kông) cũng giới thiệu Dự án Biệt thự nghỉ dưỡng Caye Sereno, phía Nam Đảo Tuần Châu (Hạ Long, Quảng Ninh). Dự án gồm 18 biệt thự nhìn ra biển, trải dài trên diện tích 3,3 ha. Phần thiết kế kiến trúc và thiết kế cảnh quan của dự án Caye Sereno được chủ đầu tư giới thiệu là có tổng vốn đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng với đối tượng khách hàng nhắm đến là các “đại gia” của Việt Nam. Từ giữa tháng 5/2012, nhiều dự án bất động sản du lịch khu vực Đà Nẵng, Phan Thiết cũng thông báo mở bán trở lại sau thời gian dài im lặng.

Khác với giai đoạn 2007 - 2008, các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng thường có báo giá “trên trời”, thì hiện tại, mức giá trọn gói mà chủ đầu tư đưa ra khá “mềm”, dao động trong khoảng 1,2 - 2 tỷ đồng/biệt thự. Kèm theo đó là các gói hỗ trợ tài chính, giá bán ưu đãi, thanh toán dài hạn… của chủ đầu tư dành cho khách hàng. 

Ông Lưu Đức Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty INT Group với loạt dự án bất động sản biệt thự nghỉ dưỡng khu vực huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình) cho biết, để khách hàng yên tâm đầu tư vào dự án, INT đã tập trung phát triển quần thể biệt thự nhà vườn trên những quỹ đất đặc biệt của Công ty và các nhà đầu tư ủy thác, được trang bị đầy đủ các tiện ích công cộng như bể bơi, sân tennis, khu spa, khu sinh hoạt tổ chức tiệc chung đồng thời cung cấp các dịch vụ quản gia bảo vệ chăm sóc tài sản khi vắng mặt chủ nhân, dịch vụ tổ chức tiệc vườn, dịch vụ y tế tại nhà theo yêu cầu... 

“Những nỗ lực từ phía chủ đầu tư cộng với sự ổn định của lãi suất, dòng vốn cho bất động sản đang được các ngân hàng khơi thông trở lại là những cơ sở để thị trường bất động sản lấy lại niềm tin của khách hàng trong nửa cuối năm 2012”, ông Hải nói.

 Theo Báo Đầu Tư




Vn Bất Động Sản

Nhà thầu khốn đốn bởi dự án “khủng”


Thiết bị thi công của Long Giang Land nằm chơ vơ trên công trình Dự án Chung cư CT1 Vân Canh
Sau nhiều nỗ lực đòi nợ bất thành, ông Lê Hà Giang, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang (Long Giang Land) vừa chính thức khởi kiện Công ty cổ phần Bất động sản AZ – AZLand (số 58, Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội) do ông Bùi Viết Sơn làm Chủ tịch HĐQT.

Khi nhà thầu ở thế “cực chẳng đã”


Sau nhiều nỗ lực đòi nợ bất thành, ông Lê Hà Giang, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang (Long Giang Land) vừa chính thức khởi kiện Công ty cổ phần Bất động sản AZ – AZLand (số 58, Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội) do ông Bùi Viết Sơn làm Chủ tịch HĐQT.

Theo đơn khởi kiện của Long Giang Land, tháng 7/2011, đơn vị này ký Hợp đồng Xây lắp thi công cọc khoan nhồi thí nghiệm và cọc khoan nhồi đại trà cho Dự án Chung cư AZ Vân Canh Towers tại Khu đô thị Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hợp đồng có giá trị 1,98 tỷ đồng. Tính đến ngày 21/8/2011, sau khi thi công xong 8 cọc thí nghiệm, thì giá trị còn lại mà AZLand phải thanh toán cho Long Giang Land là 1,88 tỷ đồng.

Ông Giang cho biết, Long Giang Land đã nhiều lần gửi công văn và trực tiếp sang làm việc với chủ đầu tư Dự án đề nghị thanh toán công nợ, nhưng AZLand không thanh toán, mà cố tình chiếm dụng vốn, làm ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của Long Giang Land. Sau những nỗ lực bất thành, “cực chẳng đã”, Long Giang Land phải làm đơn khởi kiện lên Toà án Nhân dân quận Cầu Giấy với hy vọng đòi lại số tiền 1,88 tỷ đồng tiền gốc theo hợp đồng xây lắp ký tháng 7/2011 và 263,3 triệu đồng tiền lãi phát sinh chậm trả tính từ ngày thi công xong toàn bộ cọc khoan nhồi thí nghiệm cho Dự án này. 

Lấy vốn nhà thầu “doạ” nhà đầu tư
Vào thời điểm này cách đây một năm (tháng 5/2011), hàng chục khách hàng đã làm đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo AZ Land (chủ đầu tư Dự án Chung cư AZ Vân Canh Towers) chậm trễ trong việc thi công dự án, chiếm dụng vốn của nhà đầu tư. Bản thân ông Bùi Viết Sơn đã phải trực tiếp đứng ra hứa hẹn với khách hàng là sẽ thu xếp khởi công dự án “trong thời gian sớm nhất”.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư khi đó, ông Sơn thậm chí còn “doạ” rằng: “Tôi cũng đang thích họ (nhà đầu tư) rút hết tiền để tôi bán với giá mới là 19-20 triệu đồng/m2. Họ đầu tư thì họ phải tính toán, tôi không quan tâm tới việc họ mất đi cơ hội vì dự án chậm tiến độ”. Tuy nhiên, 2 tháng sau đó, ngày 16/7/2011, để trấn an khách hàng, AZLand đã tiến hành động thổ Dự án CT1 Vân Canh Towers với sự hiện diện của các loại cần cẩu, máy xúc, máy khoan… khá rầm rộ của nhà thầu thi công Long Giang Land. 

Lễ khởi công Dự án CT1 Vân Canh Towers đã phần nào làm yên lòng nhà đầu tư thứ cấp, ít nhiều làm giảm đi tâm lý lo ngại của khách mua nhà luôn sẵn sàng có thể đồng loạt rút vốn khỏi Dự án. Thế nhưng, đến ngày 16/8/2011 (một tháng sau lễ khởi công Dự án), phóng viên Báo Đầu tư trở lại hiện trường dự án này, thì không hề thấy có bóng dáng một công nhân nào làm việc trên công trường. Chỉ có 1 chiếc máy xúc và 1 chiếc cẩu của nhà thầu Long Giang Land nằm bất động trên khu đất dự án. 

Khởi đầu quanh co, tương lai bất định


Qua những tài liệu mà phóng viên Báo Đầu tư có được, Dự án CT1 Vân Canh Towers ngay từ đầu đã có những dấu hiệu “bất thường”. Dự án thực chất đã được chủ đầu tư là AZLand công bố hoàn tất các thủ tục và khởi công vào ngày 4/4/2010. Thông tin về việc khởi công dự án khi đó thực chất nhằm “hợp lý hoá” các hợp đồng huy động vốn của chủ đầu tư với khách mua nhà trước đó. Dự án sau đó đã “án binh bất động” hơn 1 năm, trước khi được tái khởi công vào ngày 16/7/2011, với sự hiện diện của nhà thầu Long Giang Land. 

Giải thích cho quá trình “dây dưa” của Dự án CT1 Vân Canh Towers, ông Sơn nói: “Như quý ông/bà đã biết, trong thời gian vừa qua, vì các lý do khách quan như việc Chính phủ chưa phê duyệt quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội; quy hoạch trục Hồ Tây - Ba Vì dẫn đến các dự án bất động sản tại khu vực phía Tây Hà Nội đang trong giai đoạn chờ quy hoạch và chưa triển khai. Chính yếu tố khách quan này, dẫn đến Công ty cùng với Tập đoàn HUD phải lùi lại thời gian thi công dự án (AZ Vân Canh)”. Lý do mà ông Sơn đưa ra có thể nhằm biện minh cho năng lực hạn chế của AZLand trong khi lại “ôm” quá nhiều dự án “khủng”, dẫn đến mất khả năng thanh toán. Suy đoán này tỏ ra có cơ sở khi ngay với số tiền chỉ hơn 2 tỷ đồng cho hạng mục “cọc khoan nhồi” của Dự án, mà nhà thầu Long Giang Land cũng không đòi được, phải nhờ sự giúp đỡ của toà án.

Được biết, cũng tại Khu đô thị Vân Canh, huyện Hoài Đức, AZLand còn tiến hành huy động vốn của khách hàng cho 1 dự án khác là Khu chung cư CT2 Vân Canh dưới danh nghĩa Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Nhà Thái Sơn (cả AZ Land và Thái Sơn đều do cá nhân ông Bùi Viết Sơn là đại diện). Từ tháng 7/2010, Công ty Thái Sơn đã tiến hành huy động vốn của nhiều khách hàng cho Dự án CT2 Vân Canh. Từ đó đến nay, Dự án vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào là sẽ được triển khai. Bằng chứng là, cho dù tìm khắp Dự án Khu đô thị Vân Canh nhưng phóng viên Báo Đầu tư không hề thấy khu đất nào đề biển Dự án CT2 Vân Canh. Tìm về trụ sở AZLand ở 58, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của AZLand), thì phát hiện văn phòng Công ty cũng đã được chuyển đi khỏi địa chỉ này mà không ai biết đi đâu. 

Việc Long Giang Land khởi kiện AZLand ra toà để đòi khoản nợ hơn 2 tỷ đồng có thể sẽ bắt đầu cho nhiều câu chuyện khác mà AZLand phải đối mặt trong thời gian tới

Theo Báo Đầu Tư


Vn Bất Động Sản

Bán gấp, thuê rẻ

Chưa bao giờ tại các tuyến đường lớn cũng như các khu đô thị sầm uất ở TPHCM người ta lại treo biển “bán nhà gấp”, “cho thuê nhà nguyên căn” nhiều như hiện nay.

Thực tiễn này phản ánh sức khỏe nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Vào thời hoàng kim, CTCP Địa ốc Việt Nam (Vinaland) thuê nguyên một tòa nhà mặt tiền trên đường Nguyễn Văn Linh (thuộc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7) với chi phí gần 40 triệu đồng/tháng.

Nhưng mới đây, công ty đã phải trả lại nhà và chuyển vào thuê một căn nhà phố trên một con hẻm thuộc đường Phạm Hữu Lầu (quận 7) với chi phí 10 triệu đồng/tháng.

Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Vinaland, cho biết căn nhà trên có diện tích xây dựng gần 300m2 gồm 1 trệt 3 lầu, cho thuê với giá như vậy là quá rẻ. Nhưng trong tình hình hiện nay doanh nghiệp nào cũng co cụm lại nên tìm khách thuê không đơn giản.

Tương tự, trước đây CTCP Đất Quý thuê nguyên một tầng thuộc cao ốc báo Nhân Dân (đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3) với chi phí gần 100 triệu đồng/tháng. Nhưng thị trường BĐS quá khó khăn buộc doanh nghiệp này phải co cụm và tìm nơi thuê hợp lý hơn.

Hàng loạt doanh nghiệp thời kỳ ăn nên làm ra cần một mặt tiền hoành tráng ở những con đường lớn, giao thông thuận tiện để dễ bề giao dịch, quảng bá thương hiệu nay không chịu không nổi chi phí mặt bằng đều phải trả lại.

Ông Bình, chủ nhân một căn nhà trên đường 3-2 (quận 10) đang treo bảng cho thuê, nói trước kia căn nhà này có một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất thuê với giá 40 triệu đồng/tháng. 

Gần 6 tháng trước công ty này thông báo trả nhà vì kinh doanh khó khăn, chủ nhà chủ động hạ xuống 5 triệu đồng nhưng doanh nghiệp kia cũng không kham nổi. Họ dọn đi, ông treo bảng cho thuê với giá 30 triệu đồng/tháng nhưng hơn 1 tháng nay vẫn chưa có người thuê.

Tình trạng doanh nghiệp thuê nhà to chuyển xuống nhà nhỏ, nhà mặt tiền chuyển vào mặt hẻm để giảm chi phí cho doanh nghiệp hiện nay khá phổ biến. Do đó nhà to, nhà mặt tiền ở những tuyến đường đắc địa hiện rất khó tìm được người thuê.

Do làm ăn thua lỗ, lãi vay ngân hàng quá cao, không khả năng trả nợ ngân hàng nên ông Q. ở quận Tân Bình buộc phải để một ngân hàng thương mại phát mãi căn nhà ông đã thế chấp trước đó.

Điều đáng nói, ông Q. cho biết lúc đi vay ngân hàng định giá căn nhà 3 tỷ đồng, nhưng khi đưa ra giá phát mãi chỉ 2,8 tỷ đồng, 1 tháng sau bán không được họ lại chủ động hạ xuống 2,6 tỷ đồng và hiện chỉ còn 2,5 tỷ đồng nhưng vẫn chưa bán được.

Tình trạng của ông Q. không phải cá biệt, nhiều người trong “cơn say” BĐS, chứng khoán của những năm trước đã không ngại thế chấp nhà cửa, đất đai của mình để “đầu tư”. Bởi lúc đó điều kiện vay khá dễ, lãi suất hợp lý và quan trọng nhất là đầu tư vào đâu là trúng đó.

Nhưng gió đã đổi chiều, giá nhà đất rớt thê thảm, chứng khoán tuột dốc, lãi suất ngân hàng tăng chóng mặt… Trong tình thế đó không ít nhà đầu tư buộc phải bán nhà trả nợ, mà không bán thì cũng có ngân hàng “bán giúp”. Đó là lý do tại sao hiện nay chúng ta thấy quá nhiều nhà treo bảng bán và bán giá khá rẻ.

 Theo ĐTTC




Vn Bất Động Sản

Hạ lãi suất, doanh nghiệp địa ốc vẫn thờ ơ

Mặc dù các ngân hàng thương mại đã đồng loạt hạ lãi suất cho vay về mức 14% nhưng các doanh nghiệp địa ốc không mặn mà. 

Sau khi Ngân hàng nhà nước phát đi thông tiếp về hạ lãi suất, nhiều ngân hàng thương mại như BIDVVietinBankAgribankTechcombank, TienphongBank, ABBank... đã đưa lãi suất huy động về 11%/năm, giảm lãi suất cho vay về mức 13-14%/năm.

Mặc dù lãi suất cho vay đã giảm, nhưng xem ra con đường để có thể tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng vẫn còn nhiều chông gai khi nhiều doanh nghiệp bất động sản không còn có được cơ hội vay vốn.

Cơn bão tín dụng xảy ra năm 2011 dường như đã khiến cho các doanh nghiệp bất động sản kiệt sức khi vốn cạn, tài sản không còn nhiều, hàng tồn kho lớn… Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đã phải chấp nhận bán hoặc thế chấp tài sản cho ngân hàng để lấy vốn, nên hiện không còn tài sản thế chấp. 

Theo ông Nguyễn Hữu Cường – Ủy viên Hiệp hội BĐS Việt Nam, để có thể cầm cự trong cơn bĩ cực, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải mang tài sản là các bất động sản đi thế chấp tại ngân hàng hoặc bán 30-70% lượng cổ phần cho ngân hàng và các quỹ đầu tư. Hiện giờ, khi lãi suất đang dần hạ nhiệt thì các doanh nghiệp không đủ tài sản để thế chấp vay ngân hàng. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp buộc phải đứng ngoài cuộc chơi. 

“Giảm lãi suất hiện nay không phải là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp mà việc cần giải quyết trước đó là các doanh nghiệp BĐS đang có khoản vay, chưa được xử lý, thì gần như tất cả các doanh nghiệp lớn đang tham gia BĐS chưa thể hấp thụ được nguồn vốn mới” ông Cường nhấn mạnh 

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Cen Group cho hay, hiện nay vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt không phải do lãi suất cao mà là do không có đầu ra. 

“Người tiêu dùng không mua thì doanh nghiệp xây nhà làm gì kể cả lãi suất vay bằng 0. Nếu bất động sản thanh khoản được, đầu ra sản phẩm có thì kể cả lãi suất 30% doanh nghiệp cũng vay. Giải pháp cần thiết nhất hiện này là làm sao thúc đẩy được đầu ra sản phẩm". 

Đại diện doanh nghiệp bất động sản cho biết, từ 1 năm nay, hầu hết các doanh nghiệp không bán được hàng nhưng vẫn phải trả lãi ngân hàng nên tiền mặt cạn kiệt. “Việc hạ lãi suất là điều đáng mừng nhưng đó không thể là đôi đũa có phép màu để biến doanh nghiệp nguy hiểm thành an toàn. Muốn được an toàn, họ phải thật sự được vay vốn để đầu tư. Ngoài ra sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận. Nếu vay vốn đầu tư mà khách hàng không chấp nhận thì cũng “chết” và thiệt hại ngày càng lớn dần”.


Theo VnMedia




Vn Bất Động Sản

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

HOMEZ @ THE CANARY

Homez @ The Canary có quy mô xây dựng 3 block cao 10 tầng với tổng diện tích sử dụng 25.000 m2, được thiết kế như một bức tranh thanh bình và giản dị là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người yêu chuộng cuộc sống riêng biệt và yên ả. Với 237 căn hộ được thiết kế sang trọng gồm 2, 3 hoặc 4 phòng...
Vị trí: Quốc lộ 13, Bình Hoà, Thuận An, Bình Dương.
Homez @ The Canary - www.datbinhduonggiare.com
Phối cảnh dự án
Homez @ The Canary là khu nhà ở đầu tiên được xây dựng trong dự án Khu đô thị liên hợp The Canary rộng 17.5 hecta tại tỉnh Bình Dương.

Homez @ The Canary  có quy mô xây dựng 3 block cao 10 tầng với tổng diện tích sử dụng 25.000 m2, được thiết kế như một bức tranh thanh bình và giản dị là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người yêu chuộng cuộc sống riêng biệt và yên ả. Với 237 căn hộ được thiết kế sang trọng gồm 2, 3 hoặc 4 phòng ngủ, bạn sẽ tìm thấy sự thoải mái trong không gian yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên, một nơi bạn có thể thực sự gọi là tổ ấm.

Mỗi căn hộ đều được thiết kế hiện đại và tinh tế với nội thất sang trọng và thông thoáng. Cách bố trí có chức năng, giúp bạn tận hưởng không gian rộng rãi cho cả gia đình. Đặc biệt, với không gian mở rộng từ phòng khách đến ban công, bạn còn có thể tạo một khu vườn nhỏ xinh trong nhà.
Homez @ The Canary - www.datbinhduonggiare.com
Sơ đồ công trình
Homez @ The Canary - www.datbinhduonggiare.com
Phân bố căn hộ
Nội thất căn hộ
Homez @ The Canary - www.datbinhduonggiare.comHomez @ The Canary - www.datbinhduonggiare.com
Phòng kháchPhòng ngủ
Homez @ The Canary - www.datbinhduonggiare.comHomez @ The Canary - www.datbinhduonggiare.com
Nhà bếpPhòng tắm
Tất cả các căn hộ trong giai đoạn này đã được bán hết và đang trong giai đoạn bàn giao nhà.

Đối tác phát triển dự án

- Thiết kế kiến trúc: P&T Group
- Phối cảnh và nội thất: Ong & Ong Co., Ltd
- Tư vấn trong nước: Atelier Management & Design Consultancy Co., Ltd
- Khảo sát khối lượng: Davis Landon & Seah
- Kết cấu kỹ thuật và cơ điện: Beca PCM Pte. Ltd





CÁC TIN KHÁC

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Bất động sản đóng góp lớn cho nền kinh tế

Điều này cho thấy, sự phát triển của thị trường bất động sản đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế. 


Thị trường địa ốc đóng góp khá lớn cho nguồn thu ngân sách của TP.HCM và cả nước - Ảnh: DÃ THẢO

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo cơ quan chức năng TP.HCM, việc phát triển và điều hành tốt thị trường bất động sản sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các biện pháp kích thích vào đất đai, tạo lập các công trình, nhà xưởng, vật kiến trúc... từ đó tạo chuyển dịch đáng kể và quan trọng về cơ cấu trong các ngành. 

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản phát triển làm tăng khối lượng giao dịch hàng hóa bất động sản, là điều kiện cơ bản tăng nguồn thu của ngân sách Nhà nước thông qua thu các loại thuế liên quan đến bất động sản. 

Riêng với thị trường bất động sản TP.HCM, thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, trở thành thị trường trọng điểm của nhiều tập đoàn bất động sản đa quốc gia. Việc phát triển thị trường bất động sản của TP thời gian qua đã đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của TP nói chung và GDP khu vực dịch vụ nói riêng. 

Trung bình mỗi năm lĩnh vực kinh doanh bất động sản đóng góp khoảng 11 % vào GDP của khu vực dịch vụ, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5%/năm, góp phần tăng tỷ trọng GDP ngành dịch vụ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. 

Thời gian qua khi thị trường bất động sản phát triển đã huy động được các nguồn vốn trong nước, vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và thực hiện các dịch vụ bất động sản, cao điểm nhất là vào năm 2008 sau khi VN gia nhập WTO với khoảng 148.000 tỷ đồng. Trong tổng nguồn vốn tham gia vào thị trường bất động sản, vốn FDI chiếm tỷ lệ trên 50%.

Mỗi năm thu 8.000 tỷ đồng


Theo số liệu thống kê từ cơ quan thẩm quyền TP, thu ngân sách từ thị trường bất động sản ngày càng tăng, bình quân hàng năm đạt trên 8.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng số thu ngân sách TP. 

Để thị trường bất động sản phát triển hơn nữa, cơ quan chức năng TP kiến nghị sớm bổ sung hành lang pháp lý để hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng nhằm hỗ trợ cho thị trường bất động sản, nhằm huy động được đa dạng các nguồn vốn trong xã hội. Như vậy sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tín dụng từ ngân hàng mà thường là các khoản tín dụng ngắn hạn, đồng thời để chuẩn bị bước phát triển thị trường bất động sản vào cấp độ tài chính hóa. 

Bên cạnh đó cần thành lập quỹ tín thác đầu tư bất động sản. Đây là mô hình quỹ đầu tư chuyên đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Mục đích của quỹ là huy động vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua phát hành chứng chỉ quỹ và đầu tư chuyên vào lĩnh vực bất động sản. 

Sự khác biệt của quỹ tín thác bất động sản với các quỹ đầu tư khác ở các điểm: Quỹ tín thác bất động sản được đầu tư 100% vốn vào bất động sản (các quỹ đầu tư khác chỉ được đầu tư tối đa 40%). Bên cạnh, quỹ tín thác bất động sản có quy định thông thoáng về phương thức phân chia lợi nhuận từ đầu tư. Mặt khác, quỹ tín thác bất động sản cũng được niêm yết trên thị trường chứng khoán. 

Khi thực hiện được mô hình trên, quỹ tín thác bất động sản sẽ là kênh đầu tư ổn định cho người dân có vốn nhàn rỗi, để họ có sự lựa chọn và không phải đầu tư thông qua việc mua, bán bất động sản đơn lẻ để kiếm lời như hiện nay. 

Cơ quan thẩm quyền TP cũng kiến nghị các đơn vị liên quan nên quỹ tiết kiệm nhà ở, nhằm hỗ trợ cho người có nhu cầu nhà ở nhưng thu nhập hạn chế. Nguồn vốn được hình thành từ đóng góp của người lao động từ 3% - 5% tiền lương hàng tháng. Nhà nước sử dụng tiền từ quỹ để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Người gửi tiền sau 10 - 15 năm sẽ được mua nhà ở xã hội bằng tiền tiết kiệm. 

Nếu thiếu, Quỹ sẽ cho vay theo lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thương mại. Nếu người gửi không có nhu cầu mua nhà thì khi nghỉ hưu sẽ được trả cả gốc lẫn lãi. 

Đây là mô hình được một số nước áp dụng rất thành công như Singapore, Trung Quốc.

Theo N.Khánh – DiaOcOnline.vn


Vn Bất Động Sản

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Khi lãi suất giảm về 10%: bất động sản sẽ khởi sắc?

Lãi suất giảm dưới 10%?

Thời gian đang trôi về giữa quý 2 năm 2012 với sự nóng ruột của hầu hết giới chủ đầu tư bất động sản, trong khi giới đầu tư của lĩnh vực này vẫn giữ nguyên cái nhìn hết sức thận trọng về thị trường. 

Nhưng âm thầm và ẩn sâu bên trong của thị trường ấy, vẫn có một khí sắc khó tả mà có thể phát tác vào bất kỳ thời điểm nào. 

Vào những ngày cận trung tuần tháng 5/2012, một thông tin bất ngờ xuất hiện mà có thể khiến cho tình thế thay đổi nhanh chóng trong thời gian tới. Theo một nguồn tin, tại đại hội cổ đông của Ngân hàng Eximbank ngày 11/5, thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đã cho biết mặt bằng lãi suất huy động sẽ được kéo giảm về dưới 10%. 

Điều có thể rất đáng lưu tâm là lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức thống đốc từ tháng 8/2011, ông Bình đã chủ động thông tin về dự kiến hạ lãi suất một cách công khai và dễ dàng đến thế. Sự việc này xét ra cũng khá trái ngược với “truyền thống” bảo mật tin tức của cơ quan Ngân hàng nhà nước qua các đợt đưa trần lãi suất huy động về 14% vào tháng 9/2011, về 13% và 12% vào các tháng 3 và 4 năm 2012. 

Có vẻ như xu thế hạ lãi suất là khá bền vững và khó có thể thay đổi trong vài tháng tới đây. Cần nhắc lại là chỉ mới đầu tháng 5/2012, Ngân hàng nhà nước cũng bất ngờ tung ra con bài chủ chốt của mình - áp trần lãi suất cho vay ở mức 15% bằng Thông tư số 14, qua đó chính thức xác nhận xu hướng tăng cung tín dụng, hay nói cách khác là xu hướng nới lỏng tín dụng cho nền kinh tế nói chung và các thị trường nói riêng. 


Một yếu tố khác đáng lưu ý là thông tin giảm lãi suất huy động về dưới 10% xuất hiện chỉ hai ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức ký ban hành Nghị quyết số 13 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ cho các thị trường. Nếu có thể nhấn mạnh thì trong bản nghị quyết này, vấn đề tiền sử dụng đất của đối tượng doanh nghiệp khó khăn đã được giãn thời hạn nộp tối đa là 12 tháng. Trước đó, một tính toán của Bộ Tài chính đã ước tính số tiền giãn thuế như thế vào khoảng 64.000 tỷ đồng. Cũng vì thế, nếu trong tương lai gần giải pháp này được thực thi tại các tỉnh thành, đặc biệt là hai thành phố chất chứa nhiều bất động sản nhất là Hà Nội và TP.HCM, thị trường bất động sản sẽ có cơ hội để tự giải tỏa một áp lực đáng kể đối với giới doanh nghiệp kinh doanh nhà đất. 

Cùng với con số 64.000 tỷ đồng trên, nếu như cuộc khủng hoảng về lãi suất cũng được giải quyết theo đúng kịch bản của Ngân hàng nhà nước, hệ quả nào sẽ diễn ra? 

Sẽ chuyển động? 

Nhìn nhận khách quan, thị trường bất động sản ở cả hai miền Nam - Bắc vào thời gian này vẫn chưa có một chuyển biến đáng kể nào, nếu không nói là còn trầm lắng hơn cả thời điểm tháng 3/2012 - khi trần lãi suất huy động lần đầu tiên được thực hạ. Tại Hà Nội, bất chấp cố gắng của các nhóm đầu cơ và nhà đầu tư thứ cấp đang bị “kẹp hàng”, cả hai khu vực phía Tây và phía Đông của Thủ đô vẫn không tạo nên được cú xoay chuyển tình thế nào, ít nhất cũng thể hiện ở khía cạnh giao dịch vẫn là một hằng số nhỏ nhoi. 

Trong bối cảnh đó, phân khúc căn hộ lại bị thêm một tảng băng khổng lồ đè lên, khi người lãnh đạo của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bất chợt đưa ra tuyên bố sẽ giảm giá căn hộ đến 50% tại vài dự án ở khu Nam TP.HCM. Dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhưng thị trường căn hộ ở Hà Nội cũng ngay lập tức phản ứng tiêu cực với thông tin đó, khiến cho hàng loạt giao dịch nhà đất sắp thành công bỗng trở nên vô nghĩa. 

Tuy vậy, điều có vẻ rất khó hiểu là động thái giảm giá của ông Đoàn Nguyên Đức lại chỉ diễn ra sau hai lần hạ lãi suất huy động và một lần áp trần lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước. Ấn tượng hơn, động thái đó cũng diễn ra sau khi Ngân hàng nhà nước chính thức phát đi thông điệp giải cứu bất động sản - thông qua công văn số 2056 ngày 10/4/2012. Bởi cứ theo tinh thần của công văn này, nhiều dự án xây dựng căn hộ trung cấp và cao cấp, trong đó có những dự án của Hoàng Anh Gia Lai, sẽ được xem xét đảo nợ, thậm chí có thể được vay thêm vốn cho tới lúc hoàn tất công trình mà không ấn định thời hạn cuối cùng là cuối năm 2012 này. 

Khó có thể cho rằng động tác giảm giá căn hộ của Hoàng Anh Gia Lai là không có ẩn ý nào. Nếu quả thực tập đoàn này cần đến một biện pháp tình thế như vậy thì làm sao con số gần 3.000 tỷ đồng tiền mặt dư thừa, như ông Đoàn Nguyên Đức vẫn khẳng định là có sẵn, còn ý nghĩa nào nữa? Còn nếu thực lực của Hoàng Anh Gia Lai vẫn mạnh mẽ như ông Đức thuyết minh với báo chí vào tuần trước, động cơ nào đã khiến cho nhân vật này phải đưa ra quyết định bán phá giá, trong bối cảnh mà những điều kiện ủng hộ thị trường bất dộng sản đang hình thành một cách khá cấp tập? 

Nhưng ở một mặt khác, tác động từ chủ trương giảm giá của Hoàng Anh Gia Lai lại có vẻ không ngăn cản được không khí tìm hiểu bất động sản giá rẻ trên thị trường. Vào cuối tuần trước, cùng lúc xuất hiện thông tin lãi suất huy động có thể giảm tiếp và giảm mạnh, một số văn phòng môi giới cũng ghi nhận số khách hàng quan tâm đến phân khúc đất nền có tăng lên. 

Nhìn rộng hơn, thị trường bất động sản Mỹ đang ghi nhận 5 bang có lượng giao dịch tăng khá mạnh trong vài tháng qua. Không chỉ thế, mặt bằng giá nhà tại 5 bang này cũng tăng khá khả quan, có bang tăng tới 30%. Sau gần 5 năm chìm đắm trong cơn khủng hoảng và suy thoái hậu khủng hoảng kinh tế, giờ đây thị trường bất động sản Mỹ đang có chiều hướng nối gót đà phục hồi của các thị trường nhà đất ở London, Paris và Berlin. 

Cũng tương đồng với xu thế vận động của thị trường bất động sản Mỹ, mảng thị trường này ở Việt Nam đã đóng băng với thời gian khoảng bốn năm rưỡi, đặc biệt với xu thế kéo ngang từ đầu năm 2009 đến nay tại khu vực TP.HCM. 

Và cho đến lúc này, dù không có gói kích cầu như năm 2009, nhưng nền kinh tế đã có dấu hiệu chạm đáy, kéo theo một loạt biện pháp hỗ trợ được thể hiện trong Nghị quyết 13 của Chính phủ. Liệu thị trường bất động sản Việt Nam có tận dụng được những điều kiện ưu ái như thế để hồi phục? 

Theo Việt Thắng – DiaOcOnline.vn

Vn Bất Động Sản

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Triển lãm VietArc Hà Nội 2012 thành công rực rỡ

Triển lãm Kiến trúc Việt Nam - VietArc 2012 lần đầu tiên đã diễn ra sôi động tại trung tâm triển lãm Giảng Võ với quy mô 300 gian hàng, quy tụ 72 đơn vị kiến trúc, vật liệu và công ty bất động sản tham dự.


Đây là sân chơi kiến trúc đẳng cấp và chuyên nghiệp tại Việt Nam, được chính thức ra mắt lần đầu tiên năm 2009, do Hội Kiến trúc sư Tp.HCM và Công ty Cổ phần Truyền thông Gia Phúc tổ chức dưới sự bảo trợ và chỉ đạo của Hội Kiến Trúc sư Việt Nam.

Sau bốn ngày tổ chức, triển lãm VietArc Hà Nội năm nay là sự ra quân mạnh mẽ của các tên tuổi lớn ngành kiến trúc Việt Nam như VNCC, VSIP, Viện thiết kế Hà Nội, viện thiết kế Bộ quốc phòng, nhóm công ty kiến trúc A+G,… cho đến các công ty kiến trúc đã có thương hiệu riêng như HTT, Võ Trọng Nghĩa, Nhà Vui,… Các công ty kiến trúc nước ngoài hàng đầu cùng tham dự như Nikken Sekkei, Aedas, Sanderson,… Tổng số công ty kiến trúc thiết kế tham dự chiếm 50% các đơn vị tại Vietarc. 


Song hành cùng các hoạt động trọng điểm diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Kiến trúc Việt Nam 2012 là chuỗi hội thảo chuyên đề về kiến trúc và công nghệ do các công ty kiến trúc, vật liệu tổ chức. Chuỗi hội thảo được đánh giá là mang tính thiết thực và có khả năng ứng dụng cao trong hoạt động nghề nghiệp dành cho kiến trúc sư. Được dẫn dắt bởi những chuyên gia hàng đầu trong ngành và thu hút được đông đảo khách tham dự như: Hội thảo về Luật KTS do hội KTS VN tổ chức; Hội thảo “Kiến Trúc Xanh” với chủ đề “Kiến trúc xanh nhìn từ thực tiễn ” với sự góp mặt của các diễn giả là các kiến trúc sư có những kinh nghiệm tiên phong trong việc thiết kế quy hoạch và kiến trúc công trình xanh. 


Cũng trong khuôn khổ triển lãm, Hội kiến trúc sư Việt Nam đã chính thức công bố 11 tác phẩm đạt giải thưởng kiến trúc xanh lần đầu tiên.
 
Nguồn: Theo Công ty CP Truyền thông Gia Phúc


Vn Bất Động Sản